Ốm sốt ở trẻ – Nỗi lo lắng hàng đầu của bậc cha mẹ
Để nuôi dạy một đứa trẻ đến lúc trưởng thành không phải là điều dễ dàng và chắc chắn những bậc cha mẹ, ai cũng đều từng phải lo lắng, cùng con trải qua cơn ốm sốt. Nếu trộm vía bé khỏe mạnh, ít ốm đó là điều tuyệt vời nhưng với những em bé thể trạng yếu, dễ ốm chắc chắn sẽ rất mệt mỏi cho cả mẹ và bé.
Những vấn đề ba mẹ nào cũng sẽ phải trải qua khi con ốm sốt:
- Thấp thỏm ban đêm – Cha mẹ thêm mệt.
- Khi con sốt cứ mỗi 30 phút cha mẹ phải kiểm tra thân nhiệt của bé, lạch cạch hai mẹ con cả đêm với nhau quá vất vả và mệt mỏi chỉ vì con không chịu hợp tác cùng mỗi khi cặp nhiệt độ.
- Không thể theo dõi nhiệt độ của bé liên tục, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và mất tập trung làm ảnh hưởng đến công việc.
- Bé quấy khóc, khó chịu không thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo chính xác nhiệt độ cơ thể
- Bé bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi ủ rũ, sụt cân khiến ba mẹ xót xa…
Vậy khi bé có dấu hiệu ốm sốt, ba mẹ phải làm sao?
- Phát hiện cơn sốt càng sớm càng tốt.
Trong các dấu hiệu cơ thể nhiễm khuẩn, có vấn đề thì sốt thuộc nhóm xuất hiện sớm. Do đó, nếu mẹ phát hiện thân nhiệt con có sự thay đổi càng sớm thì càng dễ xử lý.
Sờ tay, chân thấy nóng, sờ trán nóng, là có vấn đề.
Sờ người nóng, đầu nóng nhưng tay chân lạnh, cũng có vấn đề.
- Kiểm tra xem ngoài sốt con có dấu hiệu gì khác bất thường không và tìm nguyên nhân.
Kiểm tra toàn thân xem có nổi nốt không, có con gì cắn không, có ăn gì lạ gần nhất không.
Xem lợi có sưng không, nếu bạn nào đang trong giai đoạn mọc răng.
Xem họng có sưng không, bằng cách con không chịu nuốt, rơ lưỡi thấy có phồng, chạm vào con đau. Bạn nào lớn hơn chút chịu há mồm thì bố mẹ có thể soi đèn, lẫy dụng cụ đè lưỡi để nhìn họng như bác sĩ.
- Có chán ăn bỏ ăn không.
- Có đi ngoài không.
- Có ho, sổ mũi không. Có khò khè không.
- Có lờ đờ không.
- Vẫn chịu ăn chịu chơi hay không.
- Sốt có lên cao thật nhanh không.
- Chuẩn đoán bệnh lâm sàng.
Cái này không phải để tự cho uống thuốc. Mà để mẹ có thể kịp thời xử lý, và có thể tạm thời làm giảm cơn khó chịu cho con, thậm chí giúp con khỏi được trong trường hợp nhẹ. Và làm được điều này đòi hỏi bố mẹ cần có chút kiến thức + kinh nghiệm.
Ví dụ:
- Sốt mà kèm ho. Có thể viêm họng.
- Sốt cao kèm ho, đờm, khò khè. Có thể viêm phế quản cấp.
- Sốt mà kèm ho, khò khè ở phổi, khó thở, có thể tím tái. Là viêm phổi. Trường hợp này cần cấp cứu gấp.
- Sốt mà cao, nhiệt độ lên cao nhanh chóng, kết hợp với con tự nhiên bị. Có thể sốt virus. Virus gì thì lại phải đi khám vì lỡ mà cúm A là rất phiền.
- Sốt dưới 39, có thể đi tướt. Là mọc răng. Răng hàm sẽ sốt cao hơn.
- Sốt mà vẫn tỉnh táo, chịu chơi. Nhiều lý do.
- Ở nhà thì theo dõi thế nào?
- Sốt: mặc ít áo, càng thoáng càng tốt, nằm điều hòa mát. Bình thường Gấu ngủ là 26 độ kèm quạt. Nhưng cứ sốt là mẹ cho mặc body chip, 24 độ kèm quạt.
- Uống nhiều nước cam, trà lúa mạch. Uống liên tục, uống cả ngày. Mục đích: bù lượng nước bị mất do sốt.
- Ăn: ăn thứ dễ tiêu, chia nhỏ bữa, ăn được nhiêu thì ăn, không ép. Vì khi ốm, hệ tiêu hóa mệt mỏi, ép con ăn nhiều ăn lắm chất chỉ làm con mệt thêm. (Cái này có vẻ khó với phần đông các gia đình vì cứ nghĩ ốm càng phải ăn nhiều cho lại sức). Ăn nhiều trái cây
- Theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể bé, ba mẹ có thể tin tưởng sử dụng sản phẩm nhiệt kế thông minh Baby Care - giúp theo dõi nhiệt độ bé 24/24 và thông báo đến ba mẹ nếu nhiệt độ chạm ngưỡng nguy hiểm ( cài đặt ). Như vậy dù có đi làm, không ở cạnh bé thì ba mẹ vẫn có thể theo dõi, cập nhật tình hình của bé để kịp thời có những phương án tốt nhất bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh !!