CẢNH BÁO NHIỆT KẾ ĐIỆN TỬ GIÁ RẺ VÀ VỊ TRÍ ĐO NHIỆT ĐỘ AN TOÀN NHẤT

Bạn có thể xem thêm bài viết
  • Những bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông
  • Trẻ em xưa và nay khác nhau như thế nào?
  • Bí quyết chăm sóc da bé khi thời tiết hanh khô
  • Những kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho những ai lần đầu làm mẹ
  • Làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho bé trong mùa lạnh?
  • Nhiệt kế điện tử là sản phẩm rất thông dụng trên thị trường hiện nay, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hay ham đồ giá rẻ có thể để lại hậu quả khó lường…

    Nguy hiểm từ nhiệt kế điện tử giá rẻ

    nhiet-ke-dien-tu-gia-re  
    • Chị Minh ( Hà Nội ) chia sẻ: “ Nghĩ lại vẫn còn thấy sợ, trước bé nhà mình vẫn sử dụng cặp nhiệt độ thủy ngân nhưng khó đo lắm vì bé không chịu ngồi im, có lần bé giãy chẳng may rơi vỡ thấy nguy hiểm quá nên chuyển sang nhiệt kế điện tử vì thấy cũng đang hot. Minh thì không biết chọn loại nào với loại nào, cứ mua đại loại rẻ vì thấy chức năng giới thiệu loại nào cũng giống nhau. Một lần bé ốm lôi ra sử dụng, người con nóng lắm mà đo trán lại chỉ đc 37,5, đến lúc bé có biểu hiện hơi co giật mới tá hỏa đem nhanh đến bệnh viện thì nhiệt độ đã 39 o C rồi. May lên viện kịp nghĩ lại vẫn sợ”
    • Chị Nguyễn Hà Linh (Đội Cấn, Hà Nội) thì lại nhiều lần luống cuống không biết xử lý như thế nào vì đo thân nhiệt hai tai lại cho kết quả khác nhau. Trước đây, dù con chị đã 19 tháng, nhưng khi sốt nhất định không chịu cho mẹ cặp nhiệt độ. Cứ cho cái cặp nhiệt độ vào người là giãy đạp, khóc ầm ĩ. Kể cả khi đang ngủ, cho nhiệt độ vào là tỉnh giấc, hét ầm lên. Vì thế chị thường phải dùng cảm nhận, áp má, sờ bằng tay để đoán xem có sốt cao hay không. Một lần vào bệnh viện, thấy bác sĩ dùng nhiệt kế bấm tai rất nhanh gọn, chị liền “tậu” ngay một cái. Nhưng từ ngày mua về cũng là lúc chị băn khoăn việc nên hay không nên uống thuốc. Vì cùng một lúc đo nhưng nhiệt độ ở 2 tai khác nhau, thậm chí chênh lệch nhiều. Có hôm tai trái đo được 38,1oC, nhưng ngay sau đó, đo sang tai phải lại là 39, 5oC. Chị được bác sĩ giải thích, có thể mẹ bé không dùng đúng kỹ thuật, đặt nhiệt kế không đúng điểm, hơn nữa bé còn nhỏ nên đo tai rất khó chính xác, có thể bị lên xuống nhiệt độ...

    Đo nhiệt độ ở nách chính xác nhất

    nhiet-ke-dien-tu-gia-re
    • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết: không hiếm trường hợp em bé sốt cao hầm hập được bố mẹ đưa vội vào viện đã lên cơn co giật. Để xảy ra tình trạng này, một phần bắt nguồn từ việc bố mẹ đo nhiệt độ cho con không đúng cách nên không phản ánh đúng thân nhiệt của bé.
    • Theo TS Dũng, nhiệt kế thuỷ ngân truyền thống dùng đo ở nách vẫn phản ánh chính xác nhất thân nhiệt của bé. Đây là lý do rất nhiều bệnh viện giờ vẫn sử dụng nhiệt kế truyền thống này. Tuy nhiên loại thiết bị này dễ vỡ, nguy hiểm từ độc thủy ngân...
    Còn có rất nhiều loại nhiệt kế hiện đại, cũng phản ánh chính xác thân nhiệt người đo nhưng phải biết cách đo, nếu không sai số về nhiệt độ sẽ rất lớn. Như với máy đo nhiệt độ quét trán, máy đo nhiệt độ bấm tai đều phải thực hiện đúng kỹ thuật mới phản ánh đúng thân nhiệt, hơn nữa lại dễ chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường. Hay như máy đo nhiệt độ điện tử, có thể kẹp ở nách thì vừa nhanh, vừa phản ánh đúng thân nhiệt, nhưng nhiều phụ huynh lại cho con ngậm ở miệng, nhét vào hậu môn… cũng có thể không chuẩn vì có sự kích thích, nhất là nếu bé “nhai” đầu nhiệt kế, sẽ khiến nhiệt độ tăng cao hơn bình thường. nhiet-ke-dien-tu-gia-re Để an toàn, phù hợp với trẻ nhỏ và đặc biệt phản ánh đúng thân nhiệt của bé, mẹ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm đo nhiệt độ thông minh Baby Care. Sản phẩm được thiết kế như một chiếc vòng với vật liệu kháng khuẩn. Phần cảm biến nhiệt được đặt dưới nách và màn hình hiển thị nhiệt độ bên ngoài. Hơn nữa thiết bị còn được kết nối bluetooth với điện thoại thông minh giúp ba mẹ có thể theo dõi tình hình của bé mọi lúc mọi nơi. Thử tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây nhé!
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    > <