Nhiệt độ cơ thể có tác động không nhỏ đến tình trạng sức khỏe. Mỗi người có một nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ của trẻ em cao hơn người lớn và nhiệt độ của nữ giới cao hơn nam giới. Ngoài ra, có rất nhiều những yếu tố khác ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
1. Độ tuổi
Độ tuổi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhiệt độ. Như trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các hoạt động vật lý lẫn chuyển hóa.
2. Chênh lệch các vùng nhiệt độ trên cơ thể
Người ta thường đo nhiệt độ cơ thể ở vùng nách, đây được xem là vùng có nhiệt độ ổn định nhất. Nhiệt độ bình thường ở nách vào khoảng 34,7 đến 37,3 độ C. Vì vậy nếu bạn thấy nhiệt độ cơ thể khi đo bằng nhiệt kế chỉ có 35 độ C chẳng hạn thì hoàn toàn bình thường nhé.
Ngoài ra một số vùng khác sẽ có nhiệt độ cơ thể cao hơn:
- Nhiệt độ bình thường đo tại hậu môn vào khoảng 36,6 °C – 38 °C.
- Nhiệt độ bình thường đo ở tai vào khoảng 36,4 °C – 38 °C.
3. Do nhịp sinh học
Như bạn biết nhiệt độ cơ thể giảm dần vào buổi đêm khi đang ngủ và tăng nhẹ và buổi sáng. Nhiệt độ cơ thể có thể đạt tối đa vào lúc chiều tối. Mức biến đổi nhiệt này chênh nhau khoảng 1 độ C là chuyện bình thường.
4. Do vận động
Vận động có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng. Vận động mạnh óc thể làm nhiệt độ trung tâm của cơ thể tăng lên đến 2 độ C hoặc hơn. Nhiệt có thể lên đến 41 độ C nếu vận động quá mức và kéo dài. Tuy nhiên nhiệt độ tăng lên do vận cơ sẽ được cơ thể điều tiết bằng cách toát mồ hôi để giảm nhiệt.
5. Một số yếu tố khác
Nhiệt độ cơ thể cũng có sự khác nhau giữa mùa đông và mùa hè.
Ngoài ra, những dấu hiệu bệnh lý cũng khiến nhiệt độ cơ thể bị thay đổi.