Sốt co giật ở trẻ nhỏ và những lưu ý bố mẹ cần biết để xử trí kịp thời

Bạn có thể xem thêm bài viết
  • Những bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông
  • Trẻ em xưa và nay khác nhau như thế nào?
  • Bí quyết chăm sóc da bé khi thời tiết hanh khô
  • Những kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho những ai lần đầu làm mẹ
  • Làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho bé trong mùa lạnh?
  • Sốt co giật ở trẻ là cơn co giật ở trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ, thường xảy ra từ 3 tháng đến 5 tuổi. Hầu hết sốt co giật gây ra do tương tác phức tạp giữa yếu tố bẩm sinh di truyền (liên hệ nhiều gen) với các yếu tố môi trường chủ yếu do virus và có diễn tiến lành tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết cách xử trí kịp thời khi phát hiện con bị sốt cao co giật.

     

    Biểu hiện của sốt co giật ở trẻ

    • Co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên, kiểu cơn co cứng – giật cơ (tonic – clonic).
    • Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã. Các cơn co giật này thường là các cơn co giật toàn thể, ngắn, kéo dài không quá 5 phút. Sau co giật, trẻ có thể lờ đờ chậm chạp hoặc ngủ. Thời gian này có thể kéo dài tới cả tiếng đồng hồ. Trẻ thường bị 1 cơn co giật cho 1 đợt sốt.
    • Có 2 loại co giật do sốt loại đơn giản và loại phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật phức tạp.

    Diễn tiến của sốt co giật ở trẻ

    • Tỷ lệ tái phát co giật do sốt khoảng 25-50%, khoảng 9% có 3 cơn hay nhiều hơn nữa.
    • 50% cơn thứ hai xảy ra trong 6 tháng sau cơn đầu, 75% xảy ra trong năm đầu sau cơn thứ nhất và 90% trong vòng 2 năm sao cơn thứ nhất.
    • 50% trẻ co giật do sốt dưới 1 tuổi bị tái phát.
    • Trẻ co giật khi nhiệt độ càng cao thì khả năng tái phát thấp hơn.
    • Tỷ lệ động kinh: 2-5%. Hầu hết các trường hợp sốt rồi có co giật kéo dài trên 15 phút, hoặc có nhiều cơn co giật trong 24 giờ đều liên quan tới bệnh lý thần kinh sẵn có của trẻ.
    Mặc dù co giật do sốt gây hoảng loạn cho cha mẹ nhưng được xem là lành tính và hầu hết không gây ra nguy hiểm, trừ khi trẻ bị chấn thương trong lúc co giật. Tỷ lệ tử vong của trẻ có co giật do sốt (1 cơn và kéo dài không quá 15 phút) không khác tỷ lệ tử vong của các trẻ không bị co giật kèm sốt cùng lứa tuổi. Theo các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về trí tuệ của các trẻ bị co giật do sốt so với anh em cùng cha mẹ không bị co giật do sốt.  

    Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

    Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi. Vì phần lớn các cơn giật chỉ kéo dài vài phút và không đe dọa tính mạng. Có thể giúp trẻ bằng các bước sau:
    • Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.
    • Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường
    • Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
    • Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
    • Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.
    • Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước không tốn thời gian tìm thuốc. Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ còn sốt.
    • Kiểm tra nhiệt độ của bé thường xuyên để tránh nhiệt độ lên quá cao gây nguy hiểm. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về thiết bị đo nhiệt độ thông minh giúp theo dõi và cập nhật 24/24 tình trạng thân nhiệt của bé, cảnh báo khi nhiệt độ chạm ngưỡng nguy hiểm được cài đặt trước đó và báo về điện thoại thông minh khi được kết nối với thiết bị.
     
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    > <