Những triệu chứng để biết trẻ bị ốm ba mẹ cần lưu ý

Bạn có thể xem thêm bài viết
  • Những bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông
  • Trẻ em xưa và nay khác nhau như thế nào?
  • Bí quyết chăm sóc da bé khi thời tiết hanh khô
  • Những kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho những ai lần đầu làm mẹ
  • Làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho bé trong mùa lạnh?
  • Trẻ bị ốm là mối quan tâm, lo ngại lớn của cha mẹ. Phân biệt được sự khác nhau giữa một bệnh nghiêm trọng và một bệnh nhẹ  là đặc biệt quan trọng. Cha mẹ cũng cần phải học cách làm thế nào để nhận biết được các dấu hiệu bệnh sớm để có cách chăm sóc và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi tình trạng bệnh của trẻ có khả năng xấu đi nhanh hơn so với những trẻ đã lớn.

    Những triệu chứng khi trẻ ốm bao gồm

    • Sốt
    • Giảm cảm giác thèm ăn
    • Không hứng thú vui chơi
    • Buồn bã
    • Mệt mỏi
    • Buồn ngủ
    • Yếu ớt 
    • Khó thở
    • Thay đổi màu da
    • Đi tiểu không thường xuyên hoặc phân thay đổi

    Nếu con bạn bị sốt

    • Hãy để trẻ nghỉ ngơi
    • Mặc quần áo nhẹ, mỏng cho trẻ
    • Thường xuyên cho trẻ uống nước lọc
    • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất paracetemol
    • Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

    Những triệu chứng khi trẻ bị ốm

    Hầu hết, nhưng không phải tất cả, khi trẻ em bị ốm thường đi kèm với triệu chứng sốt, và không phải tất cả trẻ em bị sốt là đều bị ốm. Bạn cần phải quan sát con mình và tự đặt câu hỏi cho bản thân:
    • Có phải con mình không muốn ăn? hay là
    • Con mình có vui vẻ lúc ăn uống và vui chơi không? Hay là
    • Con mình nằm đó mà không hứng thú hay quan tâm gì đến thế giới xung quanh?

    Các triệu chứng khác cần chú ý khi trẻ bị ốm

    Chú ý những triệu chứng quan trọng khác khi trẻ bị ốm đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
    • Các triệu chứng buồn ngủ, mất hứng thú vui chơi hoặc tương tác với bạn - trẻ có thể kém tỉnh táo hơn bình thường và không hứng thú với những gì xung quanh chúng. Đứa trẻ có thể chỉ thích được ôm ấp và có thể trông trẻ rất yếu ớt.
    • Khó thở-thở mạnh, thở nhanh, chậm hoặc nhịp thở không đều. Trẻ có thể phát ra tiếng khò khè khi thở hoặc da giữa các xương sườn hoặc xương ức của trẻ có thể bị hút vào theo từng nhịp thở.
    • Trẻ bú kém hoặc ăn mất ngon - trẻ có thể thỉnh thoảng không bú khoẻ hoặc từ chối bú.   Cần đặc biệt chú ý điều này ở trẻ sơ sinh. Cần chú ý nếu trẻ chỉ bú bằng một nửa lượng sữa so với bình thường trong vòng 24 giờ.
    • Lượng nước tiểu thải ra ít hơn-Cần chú ý nếu số lượng tã ướt ít hơn 4 trong vòng 24 giờ. Những triệu chứng này rất khó phân biệt được nếu như đứa trẻ bị tiêu chảy. Với trẻ lớn tuổi hơn, lượng nước tiểu sẽ giảm đi và có thể bị cô đặc (có màu nâu đến màu cam).
    • Thay đổi màu da-da đứa trẻ có thể rất nhợt nhạt, có đốm hoặc bàn tay và bàn chân lạnh.
    • Phân của trẻ thay đổi- phân lỏng hoặc quá rắn, không đi đại tiện được hoặc màu phân thay đổi. .

    Sốt

    Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh có thể là vi rút hoặc vi khuẩn gây sốt. Thỉnh thoảng rất khó có thể phân biệt được nguyên nhân này.  Bạn nên làm theo hướng dẫn quan trọng sau đây nếu như con của bạn bị sốt.
    • Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ cho trẻ thoải mái.
    • Cất gọn chăn màn và các quần áo thừa thãi xung quanh trẻ, cho trẻ mặc thông thoáng, rộng rãi.
    • Đừng để trẻ bị rùng mình vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. Nếu trẻ bị rùng mình, quấn trẻ vào trong một tấm khăn nhẹ cho đến khi cơn rùng mình dừng lại và giảm sốt cho trẻ với thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol hoặc ibuprofen.
    • Cho trẻ uống nước thường xuyên (bao gồm nước lọc hoặc nước ép trái cây pha loãng- với tỉ lệ 1 phần nước trái cây:4 phần nước)
    • Trẻ bị sốt sẽ cảm thấy khát, nếu trẻ không bị nôn, có thể cho trẻ uống nhiều nước khi trẻ muốn. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội, sữa mẹ hoặc sữa bình.
    • Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên - để theo dõi và kiểm soát được nhiệt độ cơ thể của bé tốt nhất, ba mẹ có thể tham khảo nhiệt kế thông minh Baby Care. Sản phẩm theo dõi và cập nhật nhiệt độ 24/24 giúp ba mẹ không còn mệt mỏi vì phải thức đêm hôm để canh đo nhiệt cho bé nữa.
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    > <