Sốc nhiệt và những điều cần biết

Bạn có thể xem thêm bài viết
  • Những bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông
  • Trẻ em xưa và nay khác nhau như thế nào?
  • Bí quyết chăm sóc da bé khi thời tiết hanh khô
  • Những kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho những ai lần đầu làm mẹ
  • Làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho bé trong mùa lạnh?
  • Sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể quá mức nhiệt độ cơ thể thông thường, nguyên nhân là do tiếp xúc ở nhiệt độ quá nóng hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường (từ lạnh sang nóng) trong thời gian ngắn. Đây là dạng chấn thương nhiệt nghiêm trọng nhất, thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng hơn 40 độ C hoặc cao hơn. Tình trạng sốc nhiệt này xảy ra phổ biến nhất trong những tháng mùa hè. 1. Các triệu chứng thường gặp khi sốc nhiệt
    • Nhiệt độ cơ thể cao: nhiệt độ cơ thể từ 40 độ C trở lên khi đo ở trực tràng.
    • Trạng thái tinh thần hoặc hành động bất thường: như nhầm lẫn phương hướng, kích động, nói chậm, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê.
    • Lượng mồ hồi tiết ra bất thường
    • Buồn nôn và ói mửa
    • Da ửng đỏ
    • Thở nhanh
    • Tim đập nhanh: mạch đập của bạn có thể tăng đáng kể vì sốc nhiệt sẽ khiến tim bạn hoạt động nhiều hơn để giúp làm mát cơ thể.
    • Đau đầu
    2. Cần làm gì khi sốc nhiệt Đối với các trường hợp bị sốc nhiệt, trước khi được đưa đến bệnh viện hay các cơ sở y tế, chúng ta có thể sơ cứu cơ bản như sau:
    • Di chuyển người bệnh đến một nơi thoáng mát, đặt người bệnh nằm xuống và nâng cao chân lên.
    • Dùng quạt thổi khí vào người và cho người bệnh uống nước, đồng thời dùng khăn mát lau những nơi như trán, cổ, gáy.
    • Hoặc cho chườm túi nước đá vào nách, háng, cổ và lưng của bệnh nhân. Bởi vì những khu vực này có nhiều mạch máu gần da, làm mát các mạch máu có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
    3. Cách phòng chống sốc nhiệt
    • Không mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc quần áo quá dày khi thời tiết nóng. Vì quần áo có thể làm cản trở cơ thể bạn đổ mồ hôi và hạ nhiệt. Nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu và rộng rãi khi có thể.
    • Hạn chế uống quá nhiều rượu bia để không ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
    • Uống nhiều nước khi ra ngoài và khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi nhiều năng lượng. Nên uống thêm 2 – 4 ly nước mỗi giờ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
    • Sử dụng kem chống nắng, đội mũ và mang kính râm khi ở ngoài trời.
    • Hạn chế ra ngoài vào những khung giờ nắng nóng cao điểm
     
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    > <